Hotline: 0269 365 6666
Tin tức› Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm phòng Vắc xin

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau tiêm phòng Vắc xin

Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể gặp phải một số vấn đề như sốt, sưng đỏ vị trí tiêm, quấy khóc,… Cha mẹ cần biết cách theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và cách chăm sóc trẻ sau khi trẻ được tiêm chủng để trẻ luôn luôn khỏe mạnh và được kịp thời can thiệp nếu có dấu hiệu bất thường.

1. Các phản ứng của trẻ sau tiêm chủng

Sốt

Sốt là phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi tiêm chủng. Đa số trẻ sốt thường nhẹ, có thể tự khỏi và thường ít khi kéo dài quá 2 ngày. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2 – 3 giờ/lần hoặc 15-30 phút/lần nếu trẻ bắt đầu sốt trên 38°C. Nếu trẻ sốt trên 38,5°C cần cho bé dùng thuốc hạ sốt (đường uống hoặc đặt hậu môn); còn nhiệt độ ở dưới 38°C, mẹ chỉ cần theo dõi và chườm ấm cho trẻ hoặc dán trán bằng miếng dán hạ sốt.

Phản ứng tại vị trí tiêm

Một số trường hợp sau khi tiêm chủng, tại vị trí tiêm có thể bị sưng, đỏ, đau hoặc cứng vị trí tiêm. Hiện tượng này cũng thường tự khỏi sau vài ngày, không cần điều trị gì. Tuyệt đối không được đắp bất cứ gì vào vị trí tiêm ví dụ như chanh, khoai tây… hoặc chườm bằng đá, chườm nước nóng. Nếu trẻ sưng đau vị trí tiêm, quấy khóc nhiều, có thể sử dụng paracetamol với liều hạ sốt cũng có thể giảm đau cho trẻ.

Những phản ứng như sốt nhẹ trong 24 giờ hay đau sưng tại chỗ tiêm cũng không cần xử trí gì.

Phát ban đỏ hoặc ban mụn nước trên da

Sau khi tiêm vắc-xin phòng sởi, sởi – quai bị – rubella có thể phát ban giả sởi trên da sau tiêm 5-12 ngày. Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu sau 3-4 tuần cũng có một số ít trường hợp nổi vài mụn nước trên da như ban mụn nước của thủy đậu. Tuy nhiên, các ban này số lượng rất ít (không nhiều như bị nhiễm bệnh thực sự) và thường biến mất sau 1 – 2 ngày.

Rối loạn tiêu hóa nhẹ

Một số rất ít trẻ sau khi sử dụng vắc-xin phòng tiêu chảy do rotavirus cũng có thể có triệu chứng rối loan tiêu hóa như đi ngoài nhiều lần hơn, có thể 5-6 lần/ ngày và phân cũng loãng nước hơn. Tuy nhiên, phản ứng này thường tự hết sau 1-2 ngày, không cần phải sử dụng thuốc hay men tiêu hóa.

Triệu chứng giả cúm

Một số trường hợp sau khi tiêm vắc-xin phòng cúm xuất hiện hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau đầu, đau cơ nhẹ…Đây là triệu chứng giả cúm sau khi tiêm vắc-xin. Triệu chứng này cũng tự khỏi sau 1-2 ngày sau tiêm. Gia đình có thể sử dụng nước muối sinh lí để xịt hút mũi cho trẻ nếu trẻ xuất tiết dịch mũi nhiều.

Khi trẻ sốt, sưng đau ở vị trí tiêm hoặc có một vài phản ứng phụ thông thường sau tiêm vắc-xin, cơ thể trẻ cũng có thể khó chịu hơn nên trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn, ăn uống kém hơn ngày thường. Do đó, bố mẹ không phải lo lắng quá mức. Tuy nhiên, vẫn có những phản ứng vượt quá mức thông thường hoặc là dấu hiệu sớm của phản ứng phản vệ. Chính vì vậy, sau khi tiêm xong, trẻ phải được theo dõi sát sao tại cơ sở tiêm chủng 30 phút, sau đó gia đình cần tiếp tục theo dõi bé tối thiểu 24 – 48 giờ sau tiêm để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường này.

2. Cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

Theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng sau khi tiêm vắc-xin:

Mọi trường hợp tiêm chủng cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như tinh thần không tỉnh táo, quấy khóc liên tục, li bì, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, nôn trớ, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lí tránh trường hợp trẻ có phản ứng phản vệ sau tiêm.

Theo dõi tại nhà: Trẻ em cần tiếp tục được theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng ít nhất trong 24 – 48 giờ sau khi tiêm, các dấu hiệu cần quan sát bao gồm:

– Toàn trạng, nhiệt độ, tinh thần

– Tình trạng ăn, ngủ

– Dấu hiệu về nhịp thở

– Có phát ban hay không?

– Các biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…)

3. Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế; hạn chế cho ăn nằm, cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn (nếu trẻ lớn), có thể cho thức ăn lỏng dễ tiêu hóa ở trẻ đã ăn dặm…

Mặc quần áo cho trẻ đủ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.

Kiểm tra thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm.

Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)

Nếu trẻ sốt: Cặp nhiệt độ, nới lỏng quần áo, chườm ấm (chườm bằng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2° C), dùng hạ sốt theo đơn (có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen với liều theo cân nặng khi trẻ sốt trên 38,5°C hoặc trẻ đau, quấy khóc nhiều.

Không đắp bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm (lá cây, chanh, khoai tây…) vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.

Khi bế trẻ, tránh tì đè vào vết tiêm

Dấu hiệu cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất:

– Sốt trên 39°C, dùng thuốc hạ sốt không đỡ

– Co giật hay mệt lả, lừ đừ, gọi hỏi không đáp ứng

– Tím tái, khó thở (thở nhanh, thở ngắt quãng, thở khò khè, ậm ạch, có rút lõm lồng ngực…)

– Trẻ quấy khóc, khóc thét kéo dài trên 3 giờ

– Trẻ nổi mày đay, chân tay lạnh, nổi vân tím

– Trẻ bú kém, bỏ bú hoặc có các phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày

– Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước lớn lan rộng

 

Có thể bạn quan tâm

Điều trị đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco tại bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn - Gia Lai

Điều trị đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco tại bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn - Gia Lai

01/07/2021 23:19

Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới và ở Việt Nam, bệnh thường gặp ở người người già. Cho đến nay, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị được đục thủy tinh thể. Phaco hiện là phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới trong điều trị đục thủy tinh thể. Hằng năm, ở nước ta có khoảng 300 000 mắt được phẫu thuật bằng phương pháp này.

Điều trị đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco tại bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn - Gia Lai

Điều trị đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco tại bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn - Gia Lai

Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới và ở Việt Nam, bệnh thường gặp ở người người già. Cho đến nay, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị được đục thủy tinh thể. Phaco hiện là phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới trong điều trị đục thủy tinh thể. Hằng năm, ở nước ta có khoảng 300 000 mắt được phẫu thuật bằng phương pháp này.

Xem chi tiết 

Tìm đường Chat Zalo Gọi ngay Messenger Khuyến mãi